Zalo

Đi chùa Bái Đính cầu sức khoẻ, may mắn và lộc tài đầu năm

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Bắc Bộ, là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Vì vậy đây là nơi luôn được người dân, du khách lựa chọn là điểm đến du lịch, hành hương. Để chuyến du xuân lễ Phật của bạn được thuận lợi, Limousine Ninh Bình xin chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm và hướng dẫn sắm lễ đi chùa Bái Đính cầu sức khoẻ, may mắn và lộc tài đầu năm như thế nào là hợp lý nhé

1. Chùa Bái Đính tọa lạc ở đâu

Chùa Bái Đính là quần thể chùa trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách Ninh Bình 12km và cách cố đô Hoa Lư 5km phía Tây Bắc. Khuôn viên của chùa rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, bên cạnh đó là các công trình đang trong thời gian xây dựng khác nữa. Mỗi năm chùa Bái Đính đón số lượng lớn du khách, người dân về du lịch, hành hương.

2. Kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính

- Thời gian đi du lịch chùa Bái Đính trong năm  thích hợp nhất ?

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính, bên cạnh đó theo phong tục tập quán người Việt thường đi chùa vào đầu năm mới. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Cũng vào dịp này, chùa Bái Đính có thời tiết mát mẻ, trong lành, nhiều lễ hội diễn ra trong thời điểm xuân về. Vì thế, bạn có thể chọn đi lễ chùa Bái Đính để thưởng ngoạn không khí Tết. Bạn sẽ có cơ hội tham dự các nghi lễ diễn ra tại chùa: nghi thức dâng hương Đức Phật, lễ tế thần Cao Sơn, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn, tưởng nhớ thánh Nguyễn Minh Không,… Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian, thưởng thức chèo, xẩm,… Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

- Địa điểm tham quan tại chùa Bái Đính

Khu chùa Bái Đính

Thuộc quần thể Bái Đính Tràng An và có hai khu vực chính: khu chùa Bái Đính mới và khu chùa Bái Đính cổ. Trong đó, chùa Bái Đính mới có những điểm tham quan chính mà bạn có thể ghé thăm: cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế. Với chùa Bái Đính cổ nằm cách khu vực điện Tam Thế 800m hướng phía Nam, gần khu rừng yên tĩnh và có nhà tiền đường nằm chính giữa.

Hang sáng, động tối

Đi lên 300 bậc đá và đến cổng tam quan, nhìn sang bên cạnh dốc thì thấy một ngã ba dẫn đến hang sáng, động tối. Hang sáng là nơi thờ Phật và các vị Thần, hang có độ sâu khoảng 25m, rộng khoảng 15m và cao khoảng 2m, cuối hang sáng bạn có thể nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn.

Động tối có hệ thống đèn tạo nên sự huyền ảo, phía trên là các mảng thạch nhũ được hình thành bởi mạch nước ngầm. Bậc thang trang trí bằng hình ảnh rồng đang uốn lượn, chính giữa là một giếng nước có khả năng làm mát. Trong động tối có các tượng thờ Mẫu, các vị tiên được tọa sâu trong ngách đá.

Đền Thánh Nguyễn

Tương tự từ ngã ba hướng về phía cổng tam quan, nếu bạn đi vào sẽ đến đền Thánh Nguyễn. Là một trong những kiến trúc thuộc quần thể của Bái Đính Tràng An, trong đền là bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.

Giếng Ngọc

Giếng ngọc là giếng lớn nhất tại Việt Nam mang một nét cổ kính. Đứng từ trên cao bạn có thể nhìn thấy lan can bằng đá tạo thành vòng rộng lớn và nhìn thấy giếng ngọc được bao phủ bởi cây xanh, trong giếng là nước có màu xanh ngọc bích. Đây là loại giếng đã nhận được kỷ lục lớn nhất tại Việt Nam.

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chuông đồng có độ cao 5,5m, đường kính 3,5m và khối lượng lên đến 36 tấn. Được chạm khắc nhiều cổ tự chữ Hán và trang trí nhiều hình rồng nổi đẹp mắt.

- Cách sắm lễ đi chùa Bái Đính

Để việc chuẩn bị đồ lễ đi chùa Bái Đính theo đúng nghi lễ truyền thống, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin trên internet hoặc có thể nhờ sự hướng dẫn của những người thân, bạn bè đã có dịp hành hương đến đây. Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị những lễ vật chay để dâng cúng Phật như trái cây tươi ngon, các loại bánh ý nghĩa phù hợp dâng cúng, trà ướp hương nguyên chất và chọn mua nhang trầm an toàn, hương thơm dễ chịu,… Tránh không được dâng lễ mặn, các loại tiền âm phủ, vàng mã lên chánh điện thờ Phật. Tương tự, các loại tiền thật nên quyên góp vào thùng công đức của chùa, không nên để lên bàn thờ Tam Bảo.

- Đi chùa Bái Đính cầu gì ?

Ngoài việc chuẩn bị và sắm lễ đi chùa Bái Đính, việc cầu nguyện khi đến cửa Phật là điều quan trọng mà ai cũng quan tâm. Nổi tiếng linh thiêng và còn là trung tâm của Phật Giáo lớn nhất Việt Nam, vì thế cứ mỗi năm vào mùa xuân, hàng nghìn người dân đổ xô về chùa để cầu tài lộc, bình an, may mắn cho gia đình.

Tham khảo các kinh nghiệm đi chùa ngày Tết cũng như việc sắm lễ đi chùa Bái Đính Limousine Ninh Bình tổng hợp ở trên, sẽ phần nào giúp ích cho bạn đang quan tâm và muốn hành hương lễ Phật tại chùa Bái Đính.

Việc đi du lịch từ Hà Nội về Ninh Bình thăm quan các điểm du lịch không thể thiếu hình thức du lịch bằng xe Limousine Duy Khang
Gọi ngay để đặt xe với giá tốt nhất

/* * Fix zalo */ add_action('wp_footer', 'devvn_fix_zalome', 999999); function devvn_fix_zalome(){ ?>